SO SÁNH HIỆU NĂNG GIỮA RTX 3070 VÀ RTX 3090
Hoang Dinh
Th 5 28/01/2021
Sau màn ra mắt rất đình đám của RTX 3080 và RTX 3090, nhiều người đã có tâm lý xem nhẹ RTX 3070 nhưng thực tế đã cho thấy một viễn cảnh hoàn toàn khác.
Để giải quyết băn khoăn giữa hiệu năng cho người dùng chúng ta hãy cùng so sánh hiệu năng của RTX 3070 và RTX 3090 như dưới đây:
Về giá thành
RTX 3090 là chiếc card màn hình chơi game đầu bảng của MSI và mình đã mượn được cả dàn máy MSI sử dụng bàn phím cơ cùng với chiếc card này để chia sẻ với anh em những trải nghiệm nhanh về nó. Với mức giá đến 50 triệu
Dù không hoàn toàn được trang bị những thông số tốt nhất của dòng 3000, nhưng RTX 3070 với tầm giá khoảng 15~20 triệu, RTX 3070 cũng chẳng thể gọi là rẻ, vẫn nhẹ nhàng đánh bại những sản phẩm đình đám một thời như 2080Ti nhờ thuật toán mới và công nghệ vượt bậc.
- Về thông số
Thông số của RTX 3070 với GPU GA104:
RTX 3070 dùng GPU GA104 với biến thể GA104-300-A1 và con GPU này khác biệt nhiều so với GA102 trên RTX 3090. Nó có kích thước die nhỏ hơn với 392 mm2 so với 627 mm2 của GA102 và điều này có nghĩa nó sẽ có số lượng bán dẫn ít hơn, chỉ còn 17,4 tỉ bóng bán dẫn thay vì 28 tỉ bóng như GA102.
Tiến trình được Nvidia sử dụng để sản xuất GA104 là 8nm của Samsung, chưa chuyển qua TSMC 7nm. RTX 3070 có bố cục 46 SM với 5888 nhân CUDA, 184 nhân Tensor thế hệ 3 và 46 nhân Ray Tracing (RT) thế hệ 2 như vậy là ít hơn 88 nhân Tensor và ít hơn 22 nhân RT. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Nvidia đã cải tiến nhiều về mặt kiến trúc của GPU Ampere, các nhân Tensor và Ray Tracing đều đã được nâng cấp cho hiệu năng xử lý cao hơn rất nhiều so với thế hệ trước trên dòng Turing.
Vậy nên nhiều nhân hơn chưa chắc mạnh hơn. Bằng chứng là con RTX 3080 với số nhân Tensor và RT tương tự TU102 của RTX 2080 Ti nhưng đã cho hiệu năng hơn 30%.
Xung nhịp của GA104 trên RTX 3070 cơ bản từ 1500 MHz và Boost 1725 MHz. Đây là mức xung thiết kế của Nvidia và những hãng làm AIB có thể OC mức xung này lên cao hơn với giải pháp tản nhiệt tốt hơn. Bản thân phiên bản FE của Nvidia cũng có thể đạt xung nhịp vượt ngưỡng Boost, chẳng hạn như RTX 3080 FE mình test trước đó đã cho xung trên 2000 MHz dù xung Boost là 1710 MHz.
Vậy nên có thể kỳ vọng mức xung của RTX 3070 FE cũng sẽ vượt ngưỡng Boost thêm ít nhất là 100 MHz nữa.
Đi kèm với GA104 là hệ thống bộ nhớ VRAM với thiết lập gần như không đổi so với RTX 2070/2070 Super tức vẫn 8 GB bộ nhớ GDDR6 với tốc độ 14 Gbps thay vì GDDR6X 19 Gbps trên RTX 3080/3090. Thêm vào đó, Nvidia cũng không thay đổi độ rộng bus kết nối với bộ nhớ, tức 256-bit thành ra băng thông của bộ nhớ vẫn là 448 GB/s, ngang bằng với RTX 2070/2070 Super.
Đây là một trong những lý do khiến RTX 3070 có mức giá rẻ hơn đáng kể so với RTX 3080 bởi bộ nhớ GDDR6X hiện đang là linh kiện có giá cao. Thêm vào đó đây cũng là một cách để Nvidia cân bằng hiệu năng giữa các dòng card, dãn cách hiệu năng giữa RTX 3080 và RTX 3070 sẽ cho phép hãng này "chêm" vào một con RTX 3070 Super/Ti theo nhiều tin đồn gần đây.
Chiếc card này chỉ cần nguồn 650 W theo đề nghị của Nvidia và điện năng tiêu thụ 220 W như vậy độ ăn điện của RTX 3070 nằm giữa RTX 2080 (225 W) và RTX 2070 Super (215 W).
Nguồn 650 W thì mình nghĩ không gây khó khăn cho đa phần anh em có điều kiện sắm dòng card này, mức công suất nguồn 650 W cũng rất phổ biến. Thực tế mình đã cho chạy thử trên một con nguồn 600 W 80 Plus Bronze của FSP cùng Core i5-10600K và RTX 3070 vẫn có thể đạt được hiệu năng tối đa.
Riêng RTX 3070, Nvidia tiếp tục áp dụng thiết kế tản nhiệt khí với 2 quạt cho luồng gió theo 2 hướng nhưng 2 chiếc quạt này không nằm so le mặt dưới mặt trên như RTX 3080.
Cả 2 nằm trên cùng một mặt tương tự như như thiết kế tản nhiệt khí open-air phổ biến trên card đồ họa hiện tại.
Tuy nhiên, luồng gió của quạt sau sẽ đẩy qua heatsink và thổi ra sau như kiểu tản nhiệt blow-out của card đồ họa FE đời trước. Tại I/O sau của card có khe gió lớn, chiếm phần lớn không gian trong khi 4 cổng trình xuất (3 x DisplayPort và 1 HDMI) được xếp trên cùng một hàng.
Trở lại với dàn máy mình dùng để test hiệu năng, cấu hình của nó như sau:
- CPU: Intel Core i9-9900KS, 8 nhân 16 luồng, 5 GHz toàn nhân;
- MOBO: ASUS ROG Strix Z390-E Gaming;
- RAM: 2 x 8 GB G.Skill TridentZ Neo DDR4-3600 CL16;
- SSD: WD SN750 1 TB PCIe 3.0 x4 Nvme;
- PSU: FSP Hydro G 750 W 80 Plus Gold.
Như thường lệ với AIDA64 GPU Benchmark, mình lại có thêm một đầu số để anh em so sánh giữa các dòng card với nhau. RTX 3070 là thanh màu vàng và hiệu năng xử lý FP32 của nó đạt 20 ngàn GFLOPS tức 20 TFLOPS - con số này gần khớp với con số được Nvidia công bố là 20.31 TFLOPS và với FP64, nó đạt đến 337.7 GFLOPS, cao hơn con số của Nvidia là 317.4 GFLOPS.
Thanh màu xanh ngay bên dưới là RTX 2080 Ti và hiệu năng của FP32 của RTX 3070 cao hơn tầm 3.3 TFLOPS nhưng so về FP64 thì nó lại thua đến 174 GPLOPS. Chuyển qua các bài test số nguyên như 32-bit và 64-bit Integer thì mình thấy mức hiệu năng của RTX 3070 lại tương đồng với RTX 2080/2080 Super hơn là RTX 2080 Ti.
Thông số của RTX 3090:
RTX 3090 là chiếc card đồ họa đầu tiên cho phép chúng ta chơi game ở độ phân giải đến 8K, bật Ray Tracing và vẫn được tỉ lệ khung hình 60 fps hay chơi Death Stranding ở 4K với khung hình rất cao và độ chi tiết tốt hơn cả Native 4K.
Bộ nhớ GDDR6X cũng là điểm nhấn đáng chú ý khi nó có tốc độ đến 16 Gbps, vậy nên khi kết nối với GPU qua bus có độ rộng 384-bit hay 320-bit thì băng thông của bộ nhớ đã cao hơn nhiều so với GDDR6 14 Gbps trên RTX 2080 Ti.
GPU sẽ là GA102-300-A1, số lõi bên trong nhiều hơn 20% so với chiếc RTX 2080 Ti. Nó được cho là sẽ có công suất thiết kế nhiệt TDP 350W, từ 5.376 đến 7.552 lõi CUDA. Bộ nhớ GDDR6X lên tới 12GB, xung nhịp tối đa 21 GBps. Và bộ nhớ sẽ là bus 384 bit. Từ đó, card có thể cung cấp tốc độ băng thông gần 1TB/s.
Chiếc card chiếm 2 slot, dải đèn RGB ở rìa trước và phần có nắp che màu đen bên trái dải đèn này là kết nối NVLink cho đa GPU. Trên thế hệ RTX 30 series thì chỉ có RTX 3090 có kết nối này, RTX 3080 trở xuống không có.
Nói chút xíu về RTX 3090 thì con GPU nằm bên dưới lớp heatsink to nạc kia là GA102 với biến thể GA102-300-A1 (RTX 3080 cũng là GA102 nhưng biến thể GA102-200-KD-A1). GA102 trên RTX 3090 là phiên bản "gần đầy đủ" bởi nó có 82 SM (biến thể trên RTX 3080 cắt xuống còn 68 SM), trong khi đó con GA102 hoàn chỉnh có 84 SM và chưa rõ phiên bản hoàn chỉnh này sẽ xuất hiện trên dòng card nào tiếp theo của Nvidia.
Với 82 SM, GA102-300-A1 cho 10496 nhân nhân CUDA, 328 nhân Tensor và 82 nhân RT, nhiều hơn đáng kể so với RTX 3080 và đây cũng là biến thể GPU có số nhân CUDA nhiều nhất từ trước đến nay trong dòng GeForce cho game thủ. Các nhân Tensor và RT trên thế hệ Ampere cũng đã được cải tiến rất nhiều và nó cho hiệu năng cao hơn 2 lần so với thế hệ trước.
Hệ thống mình trải nghiệm có cấu hình như sau:
- CPU: AMD Ryzen 9 3900X (Zen2), 12 nhân 24 luồng, 3,8 - 4,6 GHz (Boost), cho chạy đa nhân 4,25 GHz mặc định, 105 W;
- MOBO: MSI X570 MEG ACE;
- Cooler: MSI MAG CoreLiquid 360R;
- RAM: T-Force Delta RGB DDR4-3200;
- SSD: Plextor (OS) + WD Black SN750 (Game);
- PSU: SuperFlower Leadex Platinum 1000W;
- Case: MSI MPG Sekira 500X 4 quạt 200mm, 1 quạt 120mm.
Kết luận:
Hiệu năng của RTX 3090 dù thế nào đi chăng nữa thì cũng sẽ vượt trội hơn rất nhiều so với RTX 3070 . Ước tính, nó sẽ được tăng sức mạnh lên từ 40 đến 50%. Ngoài phiên bản chính thức phổ thông, nhiều người còn đặt mong chờ vào bản custom giới hạn cao cấp với những thông số kỳ diệu hơn nữa. Còn các nhà sản xuất máy tính thì chắc hẳn sẽ phải sáng tạo thêm nhiều loại tản nhiệt khủng hơn nữa để tương xứng được với con GPU “trâu bò” này.